3 cách ghi tên sổ đỏ khi vợ, chồng cùng mua bất động sản sẽ gắn liền với giá trị pháp lý tương ứng, giúp bảo vệ quyền và lợi ích của các bên.
Vợ và chồng cùng đứng tên chung
Theo điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định, quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế/ tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
Như vậỵ, bất động sản mua trong thời kỳ hôn nhân sẽ là tài sản chung của vợ và chồng, cả 2 người đều có những quyền lợi tương đương đối với việc sở hữu, sử dụng và định đoạt đối với nhà đất đó.
Theo Điều 98 Luật Đất đai 2013, trường hợp quyền sử dụng nhà, đất là tài sản chung của vợ chồng thì phải ghi cả họ, tên vợ và họ, tên chồng vào Giấy chứng nhận quyền sử dụng (sổ đỏ), trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác.
Trường hợp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mới chỉ có vợ hoặc chồng đứng tên, người còn lại muốn bổ sung tên mình vào sổ đỏ thì phải thực hiện thủ tục đăng ký biến động quyền sử dụng đất, xin cấp đổi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sở hữu nhà ở.
![]() |
Vợ chồng cùng đứng tên sổ đỏ giúp đảm bảo đó là tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân. (Đồ họa: KN) |
Chỉ vợ hoặc chồng đứng tên
Trường hợp này xảy ra khi vợ và chồng có thỏa thuận riêng về việc đứng tên trên sổ đỏ. Hoặc đơn giản do lúc trao đổi mua bán, chỉ vợ hoặc chồng đứng ra giao dịch nên khi sang tên sổ đỏ chỉ ghi tên của một người.
Tuy nhiên, 1 người đứng tên nhưng về nguyên tắc, nhà đất đó vẫn là tài sản chung được hình thành trong thời kỳ hôn nhân.
Trường hợp ngoại lệ theo Khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, khi chỉ vợ hoặc chồng đứng tên trên sổ đỏ mà nguồn tiền để mua xuất phát từ tài sản riêng thì nhà đất đó thuộc về tài sản riêng của họ.
Ngoài ra, nếu vợ hoặc chồng được cho, tặng, thừa kế riêng nhà đất trong thời kỳ hôn nhân, có bằng chứng hợp pháp và trước đó không có thỏa thuận quy vào tài sản chung thì nhà đất đó sẽ được coi là tài sản riêng của vợ, chồng.
Vợ, chồng và người khác cùng đứng tên
Trong trường hợp vợ chồng góp vốn mua nhà đất cùng người khác thì sổ đỏ sẽ ghi đầy đủ tên họ của những người đồng sở hữu này.
Nếu một trong số những người đồng sở hữu muốn thực hiện bất cứ giao dịch gì liên quan đến quyền sử dụng nhà đất đó thì phải có ý kiến của những người còn lại.
Còn trong trường hợp mọi người thỏa thuận cho một người đứng tên trên sổ đỏ thì sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Do đó, khi góp vốn để mua chung nhà đất, các bên cần lập thành văn bản có công chứng, nêu rõ phần góp vốn của mỗi bên là bao nhiêu, thỏa thuận về quyền lợi và nghĩa vụ của các bên như thế nào để tránh phát sinh tranh chấp về sau.
Theo Trang Thiều/Laodong.vn
Link gốc: https://laodong.vn/bat-dong-san/3-cach-ghi-ten-so-do-khi-vo-chong-cung-mua-bat-dong-san-854604.ldo
-
Thị trường bất động sản Lâm Đồng sôi động khi môi giới rầm rộ buôn bán đất nền tự phân lô gắn mác khu nghỉ dưỡng, dự án đầu tư để thu hút người mua. Việc phân lô, chuyển nhượng không phù hợp sẽ phá vỡ quy hoạch, gây áp lực về vấn đề môi trường, kéo theo nhiều hệ luỵ liên quan đến khiếu kiện, an ninh trật tự và an toàn xã hội.
-
Khu chung cư cũ nguy hiểm cấp độ D có nguy cơ sập đổ phải di dời tại 51 Huỳnh Thúc Kháng (quận Đống Đa, Hà Nội) bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi vụ sập tòa nhà bên cạnh từ năm 2011. Dù hệ thống cột dầm chịu lực của tòa nhà đã bị nứt, lún nghiêm trọng nhưng đến nay một số hộ dân ở đây vẫn kiên quyết bám trụ .
-
(Xây dựng) – Trái ngược với những tháng đầu năm 2020, quý cuối năm thị trường bất động sản có nhiều tín hiệu khởi sắc, một số phân khúc có sự tăng giá nhẹ. Sau khi dịch bệnh cơ bản được kiểm soát, giới đầu tư và người mua bất động sản đã quay trở lại, khiến thị trường “ấm dần lên”, đặc biệt phân khúc đất nền vùng ven khu vực các thành phố lớn và một số tỉnh có tiềm năng.
-
(Xây dựng) – Hiện nhiều khu chung cư, tập thể cũ ở Hà Nội đã ở cấp độ D (cấp độ nguy hiểm, cần di dời khẩn cấp), tuy nhiên tốc độ thực hiện cải tạo, sửa chữa các dự án này vẫn còn rất chậm, sau 10 năm, mới có 2% số lượng nhà chung cư cũ được cải tạo, xây dựng. Các chuyên gia lý giải nhiều nguyên nhân, theo đó kiến nghị cần cho Hà Nội cơ chế đặc thù thì mới đẩy nhanh được tốc độ cải tạo xây dựng lại các khu chung cư cũ.